Thủ tục xin phá sản doanh nghiệp như thế nào? 

Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp được thành lập cũng như nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản. Đăng ký thành lập nên doanh nghiệp là công việc pháp lý đơn giản. Nhưng khi tiến hành thủ tục phá sản thì quy trình phức tạp hơn rất nhiều. Thủ tục xin phá sản doanh nghiệp sẽ được Vina Accounting thông tin đến bạn trong bài viết sau đây.

thu tuc pha san doanh nghiep

I. Phá sản là gì? 

Theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014, phá sản được định nghĩa như sau:

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện: 

  • Mất khả năng thanh toán
  • Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

thu tuc pha san doanh nghiep

Theo khoản 1 Điều 4 Luật phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp 

II. Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo quy định trong Luật phá sản 2014, thủ tục phá sản doanh nghiệp gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Nộp đơn để yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chỉ những có người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn quy định tại Điều 5 Luật phá sản mới có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản. 

  • Bước 2: Tòa án xem xét và thụ lý yêu cầu

Sau khi nhận được đơn xin yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo đến doanh nghiệp về việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. 

Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung đơn.

Người nộp không có quyền nộp đơn hoặc từ chối sửa đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn. 

  • Bước 3: Tòa án thụ lý đơn 

Tòa án thụ lý đơn xin yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản cùng với biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Sau đó, Tòa án sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn) 

  • Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan. 

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn cho tài sản như: tuyên bố giao dịch vô hiệu, tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng,…

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ,…

  • Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ là cuộc họp các chủ nợ được triệu tập trong thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp để thảo luận thông qua phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại các hoạt động doanh nghiệp hoặc kiến nghị về phương án phân chia tài sản khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ khi kết thúc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách các chủ nợ, hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp kiểm kê tài sản kết thúc trước khi lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo như quy định tại Điều 105 của Luật phá sản. 

  • Bước 6: Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Khi doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. 

  • Bước 7: Tòa án thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

– Thanh lý tài sản phá sản

– Phân chia khoản tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản. 

III. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố phá sản của doanh nghiệp

thu tuc pha san doanh nghiep

1. Nghĩa vụ về tài sản sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. 

Điều 110 Luật phá sản 2014 quy định nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như sau: 

  • Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại điều 105, 106, 107 của Luật phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ khi người tham gia thủ tục phá sản đã có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và những quy định khác của pháp luật có liên quan. 

2. Cấm đảm đương chức vụ sau khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản

Theo điều 130 Luật phá sản quy định:

  • Người giữ các chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản sẽ cấm đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.  
  • Người đại diện cho phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào đang có vốn của Nhà nước.
  • Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 5 Điều 28 của Luật phá sản thì Thẩm phán xem xét và quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hay làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản. 

Trên đây là các thông tin về điều kiện, thủ tục cũng như hậu quả pháp lý của việc phá sản doanh nghiệp. Hy vọng Vina Accounting đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu muốn tham khảo thêm các thông tin kế toán doanh nghiệp thì bạn có thể liên hệ tới số hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập website vinaaccounting.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger